Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

NGƯỜI TẠO RA FIDGET SPINNER KHÔNG NHẬN ĐƯỢC BẤT CỨ LỢI NHUẬN NÀO

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trẻ em đều rất thích đồ chơi xoay bằng tay mang tên Fidget Spinner nhưng ít người biết được người sáng tạo ra chúng lại chẳng có được một xu lợi nhuận.
Đồ chơi Fidget Spinner được bà Catherine Hettinger sống ở Florida, Mỹ sáng tạo ra từ năm 1992. Theo nguồn tin từ The Guardian, người phụ nữ này đã xin cấp bằng sáng chế đồ chơi của mình vào năm 1993 và được cấp bằng vào năm 1997 (US5591062A). Tuy nhiên, cô lại mất bằng sáng chế này vì không có khả năng chi trả lệ phí gia hạn vào năm 2005 – 400 USD (9 triệu đồng).

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Joo Sang Wook – Đội trưởng lạnh lùng của “Biệt đội số 10”


Thông minh, lạnh lùng và có óc phán đoán cực kỳ chuẩn xác là những đặc điểm chính của nhân vật Yeo Ji Hoon, vai diễn mới mà nam diễn viên Joo Sang Wook đảm nhận trong “Biệt đội số 10”, một trong những bộ phim hình sự xuất sắc nhất của xứ sở kim chi.
Được xếp vào danh sách “Người tuyệt vời nhất để hẹn hò lãng mạn”, Joo Sang Wook là một anh chàng rất bảnh trai và sở hữu một body cực chuẩn. Nam diễn viên nổi tiếng với vai chính trong “Feast of the Gods” và “Giant” đã được Ha Ji Won (bạn diễn của anh trong bộ phim “The Huntresses”) ưu ái nhận xét “Tôi thấy anh rất thu hút, không những hài hước mà còn rất nam tính. Thú thật là trái tim tôi luôn xốn xang mỗi khi gặp anh ấy. Tôi thấy trái tim mình có một chút khác lạ!” Joo Sang Wook còn đốn gục hàng triệu người hâm mộ khi anh luôn cố gắng hết mình để thể hiện nhiều vai diễn đa dạng về tính cách, đặc sắc về số phận. “Tôi không muốn mọi người nghĩ về mình như nhân vật mà trước đây tôi đã đóng”, Joo Sang Wook nói. “Tôi luôn luôn mong muốn đóng một vai diễn thực sự khác biệt.”


Trong cuộc khảo sát "Sao nam tuổi ngọ nào được kỳ vọng nhất năm 2014?" từ ngày 24/12 đến ngày 31/12 của trang DCInside, anh chàng sinh năm 1978 này đã vinh dự đứng ở vị trí số 1 với 148 phiếu bầu trên tổng 720 phiếu (chiếm tỷ lệ 20,6%). Bên cạnh Feast of the Gods, Giant… Joo Sang Wook còn có mặt trong các phim điện ảnh nổi tiếng “Days of Wrath”, “The Huntresses”…


Để hóa thân vào vai thám tử Yeo Ji Hoon trong bộ phim hành động này, anh chàng độc thân quyến rũ này đã chăm chỉ đọc truyện giật gân để nhập vai một cách thuyết phục nhất, “thậm chí tôi đã cày ngày cày đêm những bộ phim truyền hình và điện ảnh về phá án, bao gồm các tập phim của “CSI” và cả những bộ phim truyền hình Nhật Bản”, Joo Sang Wook thật thà chia sẻ.









Yeo Ji Hoon là một giáo sư đại học xuất thân là cảnh sát. Với khả năng siêu phàm của mình, anh trở thành thủ lĩnh của “Biệt đội số 10”. Cùng với Nam Ye Ri, một cô gái có năng lực phân tích tâm lý tội phạm; Baek Do Sik, người có trực giác nhạy bén từ kinh nghiệm 24 năm điều tra phá án; và Park Min Ho, chàng trai trẻ có khả năng suy luận vô cùng chặt chẽ, “Biệt đội số 10” đã phá nhiều vụ án nghiêm trọng với tỷ lệ thành công dự đoán chỉ khoảng 10%. Đó cũng là lý do anh chàng được bọn tội phạm khét tiếng “phong tặng” danh hiệu “thám tử quỷ dữ”, “cảnh sát quái thú”… Tuy nhiên Ji Hoon không phải là kiểu anh hùng cao thượng mà là một người lạnh lùng tính toán. Tuân thủ đúng phương châm mình đặt ra, “muốn bắt được tội phạm, phải độc ác như chúng!”, Yeo Ji Hoon đã truy quét tội phạm theo cách riêng của mình. Một ngày nọ, vị đội trưởng tài ba này đột ngột mất tích, khi “Biệt đội số 10” đang lần theo dấu vết của “F”, kẻ giết người hàng loạt…



Jo Sang Wook tiến hành cảnh quay đầu tiên vào ngày 28.9 tại Ilsan. Anh mặc áo jacket đen đặc trưng của cảnh sát hình sự, toát ra vẻ cuốn hút riêng.













Ngoài ra, "Ten" kể câu chuyện tổ điều tra đặc biệt giải quyết những vụ án giết người. Phim có mặt các diễn viên quen thuộc Joo Sang Wook, Jo Ahn, Kim Sang Hoo... Điểm khác biệt của TEN với các phim điều tra khác là nhân vật chính, anh có biệt hiệu là “Devil cop”, “Monster cop”. TEN mới phát sóng được 2 tập, Jo Sang-wook được khen ngợi qua vai diễn lạnh lùng và sắc bén trong phim.


Gây cấn, hồi hộp và căng thẳng từng phút, bộ phim “Biệt đội số 10” sẽ được phát sóng lúc 21h thứ 2 đến thứ 6, từ 7/7/2014 trên SNTV. Xem chi tiết tại www.sntv.vn.

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

10 phim hành động ăn khách nổi tiếng của điện ảnh Pháp

“Taken”, “Transporter” hay “District 13” mang đến những giây phút nghẹt thở, kịch tính như rượt đuổi xe hơi, chiến đấu mạo hiểm hoặc giới thiệu những môn thể thao hiện đại.

1. Taken (2008)



Taken là dự án phim hành động Pháp ra mắt năm 2008, kể về cựu đặc vụ FBI Bryan Mills - người sẵn sàng hy sinh tính mạng để tìm lại con gái bị bắt cóc làm nô lệ tình dục. Sau khi phát hành, bộ phim dày đặc cảnh hành động nghẹt thở bất ngờ trở thành hiện tượng phòng vé và đẩy tiếng tăm của tài tử hơn 50 tuổi Liam Neeson vang xa khắp thế giới.

Nhiều pha hành động đấu súng, chiến đấu tay đôi trong phim được giới chuyên môn đánh giá là không thua kém phim về điệp viên 007. Tứ phim cha đau đớn và bất chấp tất cả để tìm con gái được đánh giá sát sườn, chân thực và cảm động. Thành công của Taken kéo theo phần hai và phần ba cũng rất ăn khách ở các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

2. District 13 (2004)



District 13 là tác phẩm hành động của đạo diễn Pierre Morel. Cốt truyện lấy bối cảnh một khu ổ chuột phức tạp nhất Paris vào năm 2010, xoay quanh một cảnh sát ngầm và một tên lưu manh cũ phải thâm nhập vào băng nhóm khét tiếng để mã hóa một quả bom nổ chậm.

Phim lần đầu tiên phô diễn môn thể thao mạo hiểm có tên Parkour (nhảy qua các chướng ngại vật) trong hàng loạt trường đoạn kịch tính mà không sử dụng dây cáp hoặc hỗ trợ công nghệ vi tính. Tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao và được ví như bộ phim Thái Ong-Bak nổi tiếng.

David Belle, người được xem như cha đẻ môn Parkour cũng vào một vai chính trong phim. Thành công của District 13 kéo theo dự án phần hai ra mắt năm 2009 và bộ phim Mỹ làm lại có tên Brick Mansions ra mắt năm 2014 (với sự tham gia của tài tử quá cố Paul Walker).

3. The Transporter (2002)



The Transporter là bộ phim Pháp được fan Việt biết đến nhiều nhất với tênNgười vận chuyển. Câu chuyện điện ảnh - do nhà làm phim Pháp Louis Leterrier và nhà làm phim gạo cội Hong Kong Nguyên Khuê đồng đạo diễn, với kịch bản do Luc Besson viết - lấy cảm hứng từ loạt phim về tốc độ The Hires.

Không phải là phim đầu tay nhưng tác phẩm này đưa Jason Statham lên tầm nổi tiếng toàn cầu, đặc biệt với người hâm mộ châu Á, khi anh vào vai một người vận chuyển độc đáo, nhận chuyên chở bất kỳ một thứ gì đến bất kỳ đâu với giá phải chăng mà không bao giờ tò mò về món hàng. Đến một ngày kẻ vận chuyển chạm trán cô gái châu Á do Thư Kỳ đóng trong tình thế oái oăm. Tuy không được lòng mọi nhà phê bình, phim vẫn ăn khách thế giới, kéo theo hai phần sau và một series truyền hình ra mắt năm 2012.

4. The Nest (2002)



Chuyện phim xoay quanh nhóm sĩ quan đặc nhiệm trên đường hộ tống một bố già khét tiếng ra tòa thì bị cướp đánh úp. Nhưng họ thoát khỏi vòng vây và truy đuổi nhóm cướp tới một khu nhà hoang, để cuối cùng bị mắc kẹt giữa nhóm cướp trước và nhóm cướp khác nữa, đã mai phục từ trước.

The Nest cho thấy sự ảnh hưởng chéo giữa phim hành động Mỹ và Pháp bởi phim dựa trên ý tưởng gốc của phim kinh điển Assault on Precinct 13năm 1976, trong khi Assault on Precinct 13 lại lấy cảm hứng từ phim Rio Bravo năm 1959. Trong The Nest, trường đoạn truy đuổi bằng xe hơi được đánh giá ấn tượng nhất.

5. Brotherhood of the Wolf (2001)



Đây là câu chuyện hành động cổ trang pha kỳ bí giật gân dựa trên những vụ thảm sát có thật ở Pháp diễn ra vào thế kỷ 18 và liên quan đến một quái vật huyền thoại có tên Gévaudan. Cốt truyện phim xoay quanh hành trình phá án của một thám tử Pháp và người bạn Mỹ được gửi đến tỉnh có án mạng.

Những cảnh chiến đấu kiểu hiệp sĩ khiến cho phim trở nên khác lạ so với một tác phẩm hành động thường thấy. Phim có ngân sách 29 triệu USD cuối cùng thu về hơn 70 triệu USD toàn cầu và được 7 giải thưởng cùng 20 đề cử lớn nhỏ.

6. Kiss of The Dragon (2001)



Cũng như Mỹ, ngành công nghiệp phim Pháp cũng thường xuyên mời các sao võ thuật châu Á tham gia các dự án bom tấn. Kiss of the Dragon là tác phẩm có sự tham gia của ngôi sao Hoa ngữ Lý Liên Kiệt. Trong bộ phim được chỉ đạo bởi Chris Nahon, diễn xuất của Lý Liên Kiệt được đánh giá nổi trội hơn các phim Hollywood anh tham gia. Thành công của phim tiếp tục giúp Lý Liên Kiệt được nhà sản xuất Pháp Luc Besson mời tham gia dự án Unleashed năm 2005.

Cốt truyện xoay quanh một cựu điệp viên bị án oan phải đi cứu cô gái điếm có thể làm nhân chứng cho mình. Phim nổi tiếng với các trường đoạn hành động hầu như không sử dụng công nghệ vi tính hoặc dây cáp.

7. Taxi (1998)



Một tay lái taxi tồi ở đô thị Pháp bỗng phải trợ giúp một cảnh sát rượt đuổi bọn cướp ngân hàng. Đó là cốt truyện của bộ phim hành động pha hài hước này. Loạt phim Taxi và những phần hai, ba, bốn sau đó được đánh giá là câu chuyện màn ảnh nhiều phần thành công nhất của ngành công nghiệp phim Pháp, với hơn 200 triệu USD doanh thu.

Năm 2004, một tác phẩm làm lại của Mỹ cũng có tên Taxi và bộ phim Bollywood Dhoom ra đời. Taxi năm 1998 của đạo diễn Gérard Pirès, có ngôi sao Pháp Samy Naceri, cũng gợi cảm hứng cho show truyền hình Mỹ có tên Taxy Brooklyn ra mắt năm 2014.

8. Léon (1994)



Luc Besson là đạo diễn Pháp nổi tiếng với các phim hành động giàu tính hình ảnh như Wasabi, The Fifth Element, The Big Blues và Léon. Léon kể về tình bạn bất thường giữa một bé gái 12 tuổi với một tên sát nhân chuyên nghiệp sau khi gia đình em bị sát hại. Được nuôi dạy bởi tên sát nhân, em gái cũng học dần những kỹ năng sát thủ.

Đây là bộ phim lần đầu tiên giới thiệu với người hâm mộ nữ diễn viên Natalie Portman. Đóng cùng Natalie Portman nhí là tài tử gạo cội Gary Oldman. Phim vừa được giới phê bình đánh giá cao vừa mang lại doanh thu đáng kể.

9. Nikita (1990)



Nhiều người biết đến loạt phim truyền hình Mỹ Nikita có ngôi sao gốc Việt, Maggie Q, đóng vai chính năm 2010 và loạt phim truyền hình La Femme Nikita 1997. Ít ai biết cả hai loạt phim truyền hình này đều khai thác dựa trên câu chuyện điện ảnh Nikita của Pháp vào năm 1990. Nikita bản gốc kể về hành trình trở thành sát nhân đích thực của một cô gái trộm cắp vặt.

Phim giới thiệu tới khán giả một thể loại nhân vật độc đáo - nữ sát thủ quyến rũ. Nikita từng giành được một đề cử Quả Cầu Vàng và một số giải thưởng khác.

10. The Burglars (1971)



The Burglars xoay quanh kế hoạch cướp ngọc quý từ biệt thự của một nhà chơi ngọc danh tiếng của một tróm trộm đẳng cấp và hành trình phá vụ án của cảnh sát điều tra người Hy Lạp Abel Zacharia.

Câu chuyện hành động giàu chi tiết phức tạp này là một trong những phim hành động Pháp đặc trưng của thập niên 1970. Trong phim, nhiều trường đoạn chiến đấu, rượt đuổi xe hơi mạo hiểm được các diễn viên thể hiện mà không cần đóng thế.

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

"American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ

"American Sniper" dẫn đầu Box Office Bắc Mỹ với doanh thu cực khủng hơn 90 triệu USD.

Top Box Office – American Sniper gây chấn động Bắc Mỹ
1. American Sniper – 90,2 triệu USD (~1894,2 tỷ VNĐ)
2. The Wedding Ringer – 21 triệu USD (~441 tỷ VNĐ)
3. Paddington – 19,2 triệu USD (~ 403 tỷ VNĐ)
4. Taken 3 – 14 triệu USD (~ 294 tỷ VNĐ)
5. Selma – 8,3 triệu USD (~ 174,3 tỷ VNĐ
6. Immitation Game – 7,1 triệu USD (~ 149 tỷ VNĐ)
7. Into the Woods – 6,5 triệu USD (~ 136,5 tỷ VNĐ)
8. The Hobbit: The Battle of the Five Armies – 4,8 triệu USD (~ 100 tỷ VNĐ)
9. Unbroken – 4,2 triệu USD (~ 88,2 tỷ VNĐ)
10. Blackhat – 4 triệu USD (~ 84 tỷ VNĐ)
Đây mới là tuần thứ ba của năm 2015 nhưng Box Office tại khu vực Bắc Mỹ đã chứng kiến một bất ngờ không thể lường trước. Ra mắt không phải vào thời điểm mùa phim hè cũng không phải mùa phim cuối năm, tầm vóc cũng không phải bom tấn nhưng Lính Bắn Tỉa Mỹ đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc với mức doanh thu cực khủng. Trong khi đó, The Wedding Ringer và Paddingtoncũng đạt được thành công nhất định. Tổng doanh thu của Top 12 lên tới 185 triệu USD (3885 tỷ VNĐ), tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
 "American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 1

Phát hành từ bốn tuần trước nhưng hạn chế ở một số rạp nhất định để kịp tranh giải Oscar, phải đến tận hôm thứ sáu vừa qua, American Sniper mới chính thức được công chiếu rộng rãi. Nó như một quả bom Napan phát nổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ với khoản lợi nhuận lên tới 90,2 triệu $ (1894,2 tỷ VNĐ). American Sniper đã phá kỷ lục doanh thu mở hàng trong tháng 1 của Ride Along (41,5 triệu $ ~ 871,5 tỷ VNĐ) hồi năm ngoái và vươn lên đứng thứ hai trong danh sách những phim bị phân loại R ăn khách nhất, ngay sau The Matrix Reload (91,8 triệu $ ~ 1928 tỷ VNĐ).
 "American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 2
Nên nhớ đây mới là tháng 1 nên con số kể trên có thể nói là không tưởng. Thậm chí doanh thu củaAmerican Sniper còn gần bằng với những siêu phẩm chuyển thể từ truyện tranh gần đây nhưCaptain AmericaThe Amazing Spider-Man 2, X-Men: Days of Future Past. Đó là chưa kể bộ phim mới nhất của đạo diễn Clint Eastwood này chỉ được trình chiếu ở định dạng 2D chứ không có lựa chọn 3D, vốn có giá vé cao hơn nhiều.
"American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 3

So sánh với các những đối thủ khác được đề cử giải Oscar năm nay, American Sniper có cơ hội đánh bại The Grand Budapest Hotel để trở thành bộ phim ra mắt thành công nhất. Doanh thu củaAmerican Sniper thậm chí còn cao hơn cả BirdmanThe Theory of EverythingBoyhood,Whiplash cộng lại.
"American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 4
Bradley Cooper trong "American Sniper"

Hiệu ứng Oscar cũng góp một phần không nhỏ trong việc đưa khán giả đi xem American Sniper. Việc được 6 đề cử cộng với những lời bình luận tốt từ phía khán giả lẫn giới phê bình khiến bộ phim được nâng lên tầm cao hơn hẳn. Điểm Metascore trên trang Metacritic được 72/100, điểm Tomatometer đạt 73%. Trong khi đó, rating của khán giả trên IMDB là 7,7/10 và trên Rotten Tomatoes là 89%. Clint Eastwood (đạo diễn) và Bradley Cooper (diễn viên chính) cũng là hai tên tuổi đảm bảo cho doanh thu của bộ phim. Ngoài ra, chủ đề ái quốc trong American Sniper làm khéo léo hơn so với những phim như Lone Survivor.
 "American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 5
Hai vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng Top Box Office là The Wedding Ringer và Paddinton. Một vốn là tác phẩm độc lập kinh phí thấp (The Wedding Ringer), một là hiện tượng đến từ Anh quốc (Paddington) vốn chẳng có điểm gì chung nhưng lại về đích suýt soát nhau. Cả hai đều gặt hái những thành quả không tồi về mặt thương mại.
"American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 6
"The Wedding Ringer"

"American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 7
"Paddington"
Đáng lẽ ra hãng phát hành Weisnstein dự kiến đưa Paddington ra rạp từ dịp giáng sinh nhưng do thời điểm đó có quá nhiều phim lớn nên được rút xuống tận gần cuối tháng 1. Đây được coi là tính toán hợp lý và 19,2 triệu $ (~403 tỷ VNĐ) là minh chứng rõ ràng cho điều này. Dự đoánPaddington hoàn toàn có thể bỏ túi khoảng 60-70 triệu $ sau khi kết thúc thời gian chiếu rạp.
"American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 8

Sau một tuần leo lên ngôi vương, Taken 3 nhanh chóng bị các đối thủ khác hất cẳng xuống tít tận thứ 4. Giảm tới 64% lượng khán giả nên mức lợi nhuận cũng tụt dốc theo. Đây là điều có thể dự đoán trước vì chất lượng nội dung của Taken 3 quá kém. Dù sao thì hãng 20th Century Fox vẫn đang có lãi vì kinh phí thực hiện của phim chỉ thuộc hàng trung bình (48 triệu $ ~ 100 tỷ VNĐ).
"American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 9
"Taken 3" tụt hạng trầm trọng

Các vị trí còn lại trong Top 10 thì có hai bộ phim được đề cử Oscar là Selma và The Immitation Game. Ở tình thế đối lập với American Sniper là Blackhat của đạo diễn Michael Mann. Trong khiAmerican Sniper gây chấn động vì doanh thu cực cao thì Blackhat lại gây thất vọng khi thất bại thảm hại. Đây chính là quả bom xịt đầu tiên của năm 2015. Với 70 triệu $ (1470 tỷ VNĐ) kinh phí sản xuất, ấy vậy mà Blackhat chỉ mang về vỏn vẹn có 4 triệu $ (80 tỷ VNĐ) trong tuần đầu tiên công chiếu.
 "American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 10
Chris Hemsworth trong của "BlackHat"

"American Sniper" gây chấn động Bắc Mỹ 11
"Mortdecai" với sự tham gia của Johnny Depp và Gwyneth Paltrow
Vào cuối tuần này, thị trường Bắc Mỹ sẽ đón nhận ba gương mặt mới. MortdecaiStrange Magic,The Boy Next Door đều là ba tác phẩm thuộc hạng tầm trung đến thấp nên khó có thể gây đột biến trên Box Office.  

"Blackhat" - Thần sấm Thor không làm được Hacker


Bộ phim hành động hình sự "Blackhat" của đạo diễn Michael Mann theo gót Taken 3, một quả bom xịt của 2015.

Sau quả bom xịt đầu năm 2015 là Taken 3, một bộ phim hành động hình sự tiếp theo mang tênBlackhat (Trùm Mũ Đen) ra mắt. Nhìn sơ qua danh sách đoàn làm phim, có thể thấy Blackhat là một bộ phim đầy hứa hẹn với một dàn diễn viên tài năng. Đó là Chris Hemsworth - nam tài tử nổi danh với vai diễn Thần Sấm trong loạt phim Thor và The Avengers, hai diễn viên trẻ đẹp và tài năng của Trung Quốc: Vương Lực Hoành và Thang Duy. Và không thể nào bỏ qua được cái tên Michael Mann, người đã từng làm nên những bộ phim hành động – thriller kinh điển của Hollywood như: Heat (1995), The Insider (1999) hay Collateral (2004)… Cộng vào đó là một câu chuyện khá tiềm năng và hấp dẫn: một hacker sừng sỏ được đưa khỏi trại giam để giúp lực lượng cảnh sát của Mỹ và Trung Quốc tìm ra kẻ đã chủ mưu phá hoại hệ thống máy tính dẫn đến việc làm hỏng đồng thời các nhà máy hạt nhân tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, Blackhat lại không thể nào đem tới cho người xem được những gì mà nó hứa hẹn.



Chris Hemsworth trong vai tay Hacker tai tiếng

Các nhà làm phim Hollywood và giới truyền thông thường thần tượng hóa nhân vật hacker lên một cách quá đà. Khán giả thường được thấy hacker là một kẻ giỏi giang đến mức siêu phàm, sở hữu một công việc thú vị hết sức đáng mơ ước. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Công việc của hacker tương tự như một coder (lập trình viên), tức phải ngồi liên tục trước màn hình máy tính để phân tích hệ thống, viết code. Thực sự, chuyện này hẳn chẳng thú vị gì, còn những điều khán giả hay thấy chỉ là thành quả của các hacker và họ đã được "ly kỳ hóa" lên gấp nhiều lần, lung linh hơn, nhiều màu sắc hơn thực tế.





Hacker trên phim ảnh đã bị thần thánh hóa quá mức?



Điểm khá khen cho Blackhat là phim thể hiện khá đúng nhiều khía cạnh về công việc này. Trong rất nhiều bộ phim trước đây, khả năng của các hacker được miêu tả hoành tráng khi họ có thể xâm nhập vào bất cứ hệ thống nào mà chỉ cần ngồi yên một chỗ trong phòng. Trong Blackhat, nhân vật chính đã phải dùng đến USB Flash để cài chương trình xâm nhập hay họ dùng những cửa sổ console để gõ mã lệnh và chỉ huy các chương trình (thay vì những hệ điều hành kì lạ và sặc sỡ thường thấy trong ở trong những bộ phim trước). Tuy không hẳn là mọi chi tiết đều đúng hoàn toàn (như cảnh thâm nhập quá dễ dàng vào hệ thống của NSA) nhưng đây là điểm rất đáng khen khi các nhà làm phim đã cố gắng tìm hiểu và đi sát với thực tế. Tuy nhiên, điểm sáng nổi bật so với những bộ phim khác cùng chủ để về hacker đã không thể cứu được cục diện chung bởi Blackhat chứa quá nhiều điểm trừ.





Điểm đầu tiên phải nhắc đến là một kịch bản mà nhìn đâu cũng thấy có vấn đề, đặc biệt là ở việc xây dựng nhân vật. Chúng ta có Chris Hemsworth trong vai Nick Hathaway, một hacker bị kết án 15 năm tù vì liên tiếp gây ra những phi vụ trái pháp luật. Anh được FBI lôi ra khỏi trại giam vì là hy vọng duy nhất của họ để phá án. Là một nhân vật chính và đi kèm một hình hượng gần như hoàn hảo: đẹp trai, cao to vạm vỡ và là một tên tội phạm hết sức thông minh (hacker) nhưng rất đáng tiếc, ấn tượng mà Chris Hemsworth để lại là rất nhạt nhòa. Cho dù biên kịch đã cố gắng cho vào một số tình tiết nhằm buộc nhân vật của Hathaway phải đấu tranh nội tâm và thậm chí là kịch tính hơn và đẩy tới đường cùng nhưng tất cả đều không hiệu quả.





Có lẽ Chris Hemsworth phù hợp với những cảnh hành động hơn là một Hacker

Điều tương tự xảy ra với các nhân vật còn lại, không một ai tạo nên điểm nhấn nào đáng chú ý xuyên suốt cả phim. Đã có anh hùng thì cũng phải có người đẹp. Trong phim, Thang Duy vào vai Liên, người trợ thủ cho cuộc điều tra của anh trai và sau đó nảy sinh tình cảm với Hathaway. Tuy nhiên, nhân vật này không đóng góp quá nhiều vào tiến trình chung của cốt truyện và hoàn toàn có thể bị thay thế hoặc bỏ đi. Mối liên kết giữa hai người khá lỏng lẻo, sự phát triển cảm xúc của họ quá nhanh và không làm người xem bị thuyết phục. Rất nhiều đoạn thoại thừa thãi thậm chí còn tạo cảm giác như cặp diễn viên phải gồng mình vô ích.





Thang Duy và Chris Hemsworth trong những cảnh rượt đuổi của phim



Tất nhiên, anh hùng phải đấu tranh chống lại kẻ ác. Tuy nhiên, tuyến nhân vật phản diện của phim cũng nhạt nhòa không kém. Thiệt hại khủng khiếp từ việc tấn công vào hệ thống máy tính của các nhà máy điện hạt nhân tưởng như là âm mưu của những kẻ khủng bố nguy hiểm nhưng sau đó hóa ra chỉ vì một mục đích khá ngớ ngẩn và không đúng logic. Kẻ thủ mưu đại ác chỉ hiện diện trong khoảng 20 phút cuối phim nhưng lại thể hiện sự chống trả yếu ớt và thậm chí có phần vô vọng. Một vài cảnh đấu súng và rượt đuổi đã tạo đôi chút không khí hồi hộp và căng thẳng nhưng không thể nào cứu vãn nổi nhịp phim chậm và kéo dài lê thê bởi liên tiếp những cuộc hội thoại mà không có điểm nhấn rõ rệt.



Một trường đoạn hành động hiếm hoi để giúp khán giả không... buồn ngủ



Michael Mann trở lại sau 6 năm kể từ Public Enemies và Chris Hemsworth đang tìm kiếm thành công mới để vượt qua cái bóng của Thor trong The Avengers tuy nhiên, bằng Blackhat, có vẻ như cả hai đã thất bại. Hy vọng rằng đây chỉ là điểm dừng tạm thời .



Đạo diễn Michael Mann và Chris Hemsworth

Blackhat (Trùm Mũ Đen) bắt đầu khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 16 tháng 01 năm 2015.

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

'In the blood' kể về hành trình tìm chồng của nữ đấu sĩ

Ava buộc phải sử dụng các kỹ năng giết người chuyên nghiệp để tìm lại người chồng mới cưới, khi họ mất dấu nhau tại vùng biển Caribbean.

In the blood (Kẻ truy sát) là câu chuyện kể về Ava (do Gina Carano thủ vai), một nữ đấu sĩ lão luyện, từng có quá khứ đen tối. Sau khi "rửa tay gác kiếm" và cố quên đi quá khứ dữ dội để bắt đầu lại cuộc đời, Ava gặp, yêu và cưới người đàn ông của đời mình. Kỳ nghỉ trăng mật lãng mạn của họ tại vùng biển Caribbean bỗng trở nên đen tối khi người chồng mới cưới của Ava lâm nạn và biến mất. Trong lúc tìm tung tích của chồng, Ava phát hiện ra một thế giới ngầm đầy bạo lực và các âm mưu hiểm ác tồn tại ngay giữa hòn đảo thiên đường. Nữ đấu sĩ năm nào buộc lòng phải sử dụng những kỹ năng giết người chuyên nghiệp, hạ gục những kẻ cô cho là phải chịu trách nhiệm về sự mất tích của chồng mình.



Gina Carano đảm nhận vai nữ chính trong phim.


Nhà phát hành của bộ phim In the blood phải tự tin vào sự khác biệt của sản phẩm mới dám tung ra cùng lúc với hàng loạt bộ phim bom tấn, kỹ xảo hoành tráng. Các cảnh quay trên phim được thể hiện chân thực, ít kỹ xảo và tập trung nhiều vào diễn biến tâm lý của nhân vật chính, từ cảm xúc hạnh phúc thăng hoa đến tuyệt vọng và hoang mang khi người chồng bỗng dưng biến mất.

Tiếp nối những bộ phim khai thác về đề tài nữ anh hùng, In the blood dành nhiều đất diễn cho Gina Carano với những cảnh hành động, rượt đuổi, các pha đấu võ..., khai thác triệt để thế mạnh từng là võ sĩ "xịn" của nữ diễn viên này. Bên cạnh đó, những trường đoạn tâm lý cũng đòi hỏi Gina phải nhập tâm, biến hóa hơn cho vai diễn.



In the blood tiếp tục khai thác đề tài về các nữ anh hùng.


Đạo diễn John Stockwell luôn biết nhấn mạnh yếu tố trữ tình trong các tác phẩm hành động của mình, giúp đẩy cao trào của phim lên. In the bloodđược sản xuất với kinh phí 10 triệu USD và sẽ ra mắt tại Việt Nam từ ngày 18/4.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Kẻ hủy diệt 'tái xuất giang hồ'

Biểu tượng của phim hành động Mỹ - Arnold Schwarzenegger đã quay trở lại màn ảnh rộng qua một vai diễn đang rất được mong đợi trong "The last stand".




Sau 10 năm vắng mặt, ngài cựu Thống đốc bang California đã trở lại màn ảnh rộng cùng bộ phim The last stand.


Trên màn ảnh Hollywood, Arnold Schwarzenegger từng được coi là một trong những người hùng xuất sắc nhất của dòng phim hành động với series The Terminator (Kẻ huỷ diệt). Khi sự nghiệp đang trên đỉnh cao, bất ngờ ông chuyển sang chính trường, trở thành Thống đốc thứ 38 của bang California.
Cứ ngỡ khán giả sẽ khó gặp lại hình ảnh cơ bắp cuồn cuộn của Arnold Schwarzenegger trong phim, vậy mà sau 10 năm vắng mặt, cựu Thống đốc bang California đã trở lại màn ảnh rộng cùng bộ phim The last stand.
Ở tác phẩm "tái xuất giang hồ" này, Arnold Schwarzenegger đảm nhận nhân vật cảnh sát trưởng Ray Owens, chuyển công tác từ Los Angeles đến một thị trấn vùng biên Sommerton Junction yên tĩnh. Tuy nhiên, cuộc sống yên bình của người dân nơi đây đã bị xáo trộn hoàn toàn khi Gabriel Cortez - tên trùm buôn lậu khét tiếng nhất Tây bán cầu đã thực hiện thành công một cuộc đào tẩu mạo hiểm nhưng vô cùng ngoạn mục khỏi tay của FBI.Với sự trợ giúp của một nhóm những kẻ sống ngoài vòng pháp luật hung dữ mà đứng đầu là Burrell “lạnh lùng”, Cortez đã bắt theo một con tin và bắt đầu hành trình chạy trốn của mình hướng về biên giới Mỹ - Mexico trên chiếc Corvette ZR1 được thiết kế đặc biệt với vận tốc 250 dặm/giờ. Hành trình dự kiến của Cortez là hướng thẳng tới Summerton Junction - nơi mà lực lượng chức năng của chính phủ Mỹ có cơ hội cuối cùng để tóm được Cortez trước khi tên trùm nguy hiểm này trốn thoát sang phía bên kia biên giới. Thoạt đầu Ray Owens đã khá lưỡng lự khi phải tham gia vụ này, nhưng sau đó, ông đã quyết định triệu tập nhóm của mình để xử lý vụ việc và dấn thân vào một cuộc đối đầu vô cùng gay cấn.





Tuy tuổi đời không còn trẻ nhưng Arnold Schwarzenegger vẫn giữ được phong độ của một "người hùng phim hành động".


Với việc thủ vai một cảnh sát trưởng tại một thị trấn nhỏ yên bình nhưng vẫn luôn day dứt ám ảnh với quá khứ, Arnold Schwarzenegger lại một lần nữa quay trở lại với vị trí quen thuộc của ông trên màn ảnh - ngôi sao của thể loại phim hành động. Đạo diễn người Hàn Quốc Kim Jee Woon cho biết: “Trong bộ phim này, khán giả sẽ được gặp lại một Arnold mà họ đã từng yêu mến trong quá khứ, và còn được gặp cả một Arnold khác hoàn toàn so với những gì họ từng chứng kiến trước đây”.
Cùng với The last stand, năm ngoái Arnold Schwarzenegger cũng đã tham gia 2 bộ phim The tomb và Ten. Gần đây, ông vừa mới xuất bản cuốn tự sự mang tên Total recall: My unbelievably true life story.




Bộ phim The last stand đã ra mắt khán giả Bắc Mỹ hôm 18/1 và sẽ đến Việt Nam vào ngày 22/2 với tên tiếng Việt: Chốt chặn cuối cùng.